Tiền trong đời sống kinh tế - xã hội Tiền tệ Đại Việt thời Trần

Trước thời Trần, sách sử Việt Nam không nói rõ quan hệ giữa các đơn vị tiền tệ. Thời Trần Thái Tông được các nhà nghiên cứu ghi nhận là lần đầu tiên sử sách phản ánh quan hệ này[1]. Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép vào năm 1226, triều đình "xuống chiếu cho dân gian dùng tiền "tỉnh bách" (hay "tỉnh mạch) mỗi tiễn là 69 đồng. Tiền nộp cho nhà nước (tiền "thượng cung") thì mỗi tiễn là 70 đồng"[2].

Tiền tỉnh mạch là tiền rút bớt giá trị của bạc đi. Theo truyền thống, 1 lạng bạc = 1 quan = 1000 đồng nhưng từ thời Ngũ Đại rút bớt giá trị, sang thời Tống cũng theo tỉ lệ này: 1 quan chỉ còn tương đương 770 đồng. Nhà Trần cũng theo lệ tỉnh mạch, nghĩa là trong lưu thông 1 quan = 10 tiền = 690 đồng (còn gọi là văn), nhưng khi nộp thuế cho triều đình thì phải đóng thành 700 đồng[1]. Sách An Nam chí lược của Lê Tắc cũng ghi nhận điều này, đồng thời phản ánh việc đồng tiền nhà Tốngnhà Đường lưu hành trong nước như thời Lý[1].

Mặc dù triều đình ấn định tỷ lệ tiền tệ nhưng trong thực tế không hoàn toàn theo đúng như vậy. Giá trị đồng tiền và tỷ giá bạc vẫn giảm theo mức cung cầu của hai kim loại trên thị trường vào một thời điểm hay ở một khu vực[3]. Càng về sau, tỷ lệ giá trị càng thấp. Theo Paul Pelliot, tới năm 1350 tỷ giá còn 1 tiền = 67 đồng để trao đổi 1 lạng bạc tiền giấy nhà Nguyên (Trung Thống ngân hóa ra đời từ thời Nguyên Thế Tổ), mà tiền bạc giấy này vốn chỉ có giá trị bằng 1/10 lạng bạc thật, tức là 1 quan Đại Việt vào thời điểm năm 1350 bằng 670 đồng[4].